Tăng cường quản lý chất lượng mặt đường bê tông nhựa |
23-6-2014 |
Chất lượng mặt đường bê tông nhựa trong xây dựng công trình giao thông được Bộ Giao thông Vận tải đặc biệt quan tâm và đã có nhiều văn bản chỉ đạo như Chỉ thị số 11/CT-BGTVT ngày 09/7/2013, Chỉ thị số 13/CT-BGTVT ngày 08/8/2013, Công văn số 6626/BGTVT-KHCN ngày 08/7/2013, Công văn số 12052/BGTVT-CQLCL ngày 08/11/2013 và gần đây là văn bản số 6495/BGTVT-CQLXD ngày 04/6/2014 về việc khắc phục tình trạng “hằn lún vệt bánh xe” sau khi đưa công trình vào sử dụng. |
Để tăng cường quản lý chất lượng mặt đường bê tông nhựa trong xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh, ngày 12/6/2014 Sở Giao thông Vận tải có văn bản số 861/SGTVT-QLKCHTGT đề nghị các Chủ đầu tư chú trọng chỉ đạo tổ chức thực hiện một số nội dung, cụ thể như sau:
Công tác chuẩn bị trước khi thảm bê tông Kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào Tất cả các loại vật liệu phải được kiểm soát ngay tại mỏ, nếu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thì tuyệt đối không được đưa vào công trường; Các đơn vị Tư vấn giám sát phải bố trí kỹ sư vật liệu có kinh nghiệm kiểm tra, kiểm soát, giám sát vật liệu từ mỏ, trạm trộn…kỹ sư vật liệu nào được phân công theo dõi dự án để vật liệu không đảm bảo quy cách, chất lượng vào công trường thì kỹ sư đó không được tiếp tục giám sát công trình, trường hợp nghiêm trọng chủ đầu tư gửi văn bản đến cơ quan quản lý chuyên ngành để cấm hành nghề theo quy định; Các đơn vị thi công phải bố trí cán bộ, kỹ sư có kinh nghiệm, hiểu biết sâu về bê tông nhựa để chỉ đạo công tác thi công, đặc biệt là việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vật liệu đầu vào tại trạm trộn; Lựa chọn đơn vị kiểm định độc lập, có uy tín thực hiện ngay việc kiểm soát vật liệu đầu vào, thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo quy định ngay từ giai đoạn đầu; Kiểm soát chặt chẽ vật liệu đầu vào (nhựa đường, đá dăm, cát, bột khoáng,…) về số lượng, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, thành phần hạt, tỷ lệ phối trộn, các chứng nhận chứng chỉ về chất lượng của nhà sản xuất, các thông số kỹ thuật theo quy định của thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho dự án… đảm bảo phân tích mẫu cốt liệu sau khi được phối trộn hoàn toàn nằm trong biểu đồ thiết kế cấp phối cho phép. Kiểm soát thiết bị thi công Theo văn bản số 6495/BGTVT-CQLXD ngày 04/6/2014 của Bộ Giao thông Vận tải nếu thiết bị quá 7 năm không đảm bảo chất lượng thì không cho sử dụng; Tư vấn giám sát phải bố trí các kỹ sư để giám sát, kiểm tra chặt chẽ khả năng hoạt động của các thiết bị trạm trộn bê tông nhựa, bao gồm hệ thống cân, đong, đo, đếm, kiểm soát nhiệt độ; Kiểm tra việc huy động, bố trí máy, thiết bị thi công bê tông nhựa tại hiện trường trong dây chuyền thi công phải phù hợp với quy mô, tiểu chuẩn kỹ thuật của dự án và tuân thủ theo thỏa thuận hợp đồng đã ký kết. Trường hợp máy, thiết bị không đảm bảo thì loại ra khỏi công trường và phải thay thế bằng máy, thiết bị khác đáp ứng yêu cầu. Máy thảm bê tông nhựa phải có đầy đủ các bộ phận như dao chặt, thiết bị đốt nóng bàn ép, các sensor, mắt thần… máy lu phải được bố trí đủ số lượng, đúng chủng loại.
Tăng cường công tác quản lý Lựa chọn đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công tác thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa, thực hiện đầy đủ các thí nghiệm để đánh giá chất lượng hỗn hợp bê tông nhựa trước khi đưa vào dự án. Tổ chức thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011 và phải bổ sung thí nghiệm độ sâu vệt hằn bánh xe theo Quyết định số 1617/QĐ-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Nhà thầu nên thực hiện công tác thí nghiệm độc lập, đối chứng tại các cơ sở thí nghiệm chuyên ngành giao thông vận tải (có hệ thống thiết bị đồng bộ, hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đầy đủ, nhân viên thí nghiệm có trình độ, kinh nghiệm, …), phải làm thí nghiệm lại mẫu khi nguồn vật liệu thay đổi. Người đứng đầu Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Tư vấn giám sát phải nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công tác quản lý chất lượng công trình nói chung và chất lượng mặt đường bê tông nhựa nói riêng. Nếu chất lượng công trình không đảm bảo phải kiên quyết xử lý ngay, tuyệt đối không vì lý do tiến độ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình; Ban Quản lý dự án, Tư vấn giám sát, nhà thầu tổ chức thi công phải đảm bảo chất lượng công trình và chịu trách trước pháp luật nếu để xảy ra tình trạng sai phạm, gây hậu quả nghiệm trọng./. Tổ Biên tập |
Số lượt xem:728 |