Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình giao thông |
23-5-2023 |
Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm Pháp luật như: Luật Xây dựng năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ. |
CT |
Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm Pháp luật như: Luật Xây dựng năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
Ngoài ra, ngày 23 tháng 5 năm 2022, Bộ Giao thông vận tải ban hành Chỉ thị số 02/CT-BGTVT về việc nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ và siết chặt kỷ cương, trong công tác quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông của Bộ Giao thông vận tải. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Văn bản số 33/UBND-HTKT ngày 04 tháng 01 năm 2022 về việc nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh và Văn bản số 3551/UBND-KTTH ngày 21 tháng 10 năm 2022 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước...
Ảnh sưu tầm (Nguồn: baodautu.vn)
Tuy nhiên thời gian qua, thông qua công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tác quản lý chất lượng và chất lượng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh trong quá trình thi công và khi công trình hoàn thành. Theo đó, còn xảy ra một số dự án, công trình chưa được chủ đầu tư và các chủ thể tham gia xây dựng công trình (Ban quản lý điều hành dự án, nhà thầu tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng...) chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác quản lý chất lượng theo quy định Pháp luật. Một số tồn tại, thiếu sót thường gặp như:
(1) Chủ đầu tư chưa lập hệ thống quản lý thi công xây dựng và thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý thi công xây dựng của chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có) cho các nhà thầu có liên quan.... (quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ); (2) Chủ đầu tư thiếu kiểm tra, chấp thuận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình do nhà thầu lập đảm bảo phù hợp với tiến độ thi công đã được duyệt. Điều chỉnh tiến độ thi công xây dựng khi cần thiết theo quy định hợp đồng xây dựng .... (quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ); (3) Chủ đầu tư chưa thực hiện báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng .... (quy định tại khoản 8 Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ); (4) Nhà thầu thi công xây dựng chưa thực hiện việc lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu ...(quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ); (5) Nhà thầu thi công xây dựng chưa trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau: - Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật; - Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình, biện pháp thi công; - Tiến độ thi công xây dựng; - Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung quy định tại Phụ lục III Nghị định này; các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn .... (quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ); (6) Nhà thầu thi công chưa xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình (quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ).
Ảnh sưu tầm (Nguồn: baodautu.vn)
Để tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo tuân thủ quy định Pháp luật, mỗi công việc, từng giai đoạn đều được quản lý chặt chẽ ngay từ bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư; đảm bảo chất lượng công trình giao thông sau khi xây dựng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các chủ thể tham gia xây dựng công trình nhất là các Ban Quản lý dự án và các nhà thầu thi công xây dựng cần nêu cao trách nhiệm, thực hiện đúng, đủ các quy định Pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng, có tâm với nghề xây dựng, với công trình do đơn vị mình quản lý, thi công xây dựng.
Tổ Theo dõi, quản lý CLCTGT (ĐHV)
|
Số lượt xem:705 |