Phương án phát triển mạng lưới giao thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chinh phủ phê duyệt tại Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31/12/2023, trong có phương án phát triển mạng lưới giao thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bám sát định hướng của quy hoạch cấp quốc gia để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, thúc đẩy liên kết vùng.
Về đường bộ
Thực hiện theo quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia, các đoạn tuyến cao tốc qua địa bàn tỉnh gồm: (1) Trục cao tốc Bắc - Nam phía Tây (CT.02): Đoạn Ngọc Hồi - Kon Tum - Pleiku Về phía Tây đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) hiện trạng; dài khoảng 90Km; (2) Đoạn Thạnh Mỹ - Ngọc Hồi - Bờ Y (CT.21) bao gồm 02 đoạn tuyến: (i) Đoạn Thạnh Mỹ - Đăk Glei - Ngọc Hồi: Khoảng 80Km; (ii) Đoạn Ngọc Hồi - Bờ Y: dài khoảng 19Km; (3) tuyến cao tốc Quảng Ngãi -Kon Tum dài khoảng 136km kết nối cao tốc Bắc Nam phía Đông (Quảng Ngãi) với cao tốc Bắc Nam phía Tây (Kon Tum).

Hệ thống Quốc lộ: Đường Hồ Chí Minh (QL14) dài 164Km; Các tuyến tránh thành phố Kon Tum (QL14) 25Km; QL14C 107 Km; Đường Trường Sơn Đông dài 52Km; QL24 dài 182 Km; QL24D dài 82Km; QL40 dài 29Km; QL40B dài 62Km. Tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống đường quốc lộ, đặc biệt ưu tiên đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 24, quốc lộ 40B, quốc lộ 40, quốc lộ 14C, các đoạn tuyến tránh đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14), quốc lộ 24D.

Hệ thống đường tỉnh: Dự kiến đến năm 2030 nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới 16 tuyến đường tỉnh (14 tuyến cải tạo và 02 tuyến xây dựng mới) tối thiểu đạt cấp IV miền núi, một số tuyến quan trọng đạt đường cấp III miền núi, quy mô tối thiểu từ 2 – 4 làn xe; ưu tiên nâng cấp cái tạo các tuyến đường tỉnh 671, đường tỉnh 673, đường tỉnh 675, đường tỉnh 676, đường tỉnh 679 để đảm bảo nhu cầu đi lại và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đường huyện: Nâng cấp, cải tạo, mở rộng 07 tuyến đường huyện, đường liên huyện và 05 tuyến đường lên các Cửa khẩu/lối mở/cột mốc biên giới thành đường cấp tỉnh, quy mô đương đạt tối thiểu cấp IV; các đoạn khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp V.
Đường đô thị: Đối với các đoạn tuyến đi qua đô thị, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch đô thị; đối với các đoạn tuyến đi qua khu dân cư tập trung, nghiên cứu quy mô, hướng tuyến theo điều kiện đặc thù khu vực. Ưu tiên đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai thành phố Kon Tum có quy mô tối thiểu đạt cấp IV-III.
Đường nông thôn: Tiếp tục huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển hạ tầng giao thông gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Về đường thủy nội địa
Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy đảm bảo tuân thủ theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cảng thủy nội địa: Do điều kiện địa hình và nhu cầu vận tải nên không quy hoạch cảng thủy nội địa.
Bến thủy nội địa: Đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 29 bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, bến phục vụ du lịch, phát triển giao thông đường thủy trên hồ thủy điện phục vụ nhu cầu đi lại, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch lữ hành.

Về đường sắt: Phát triển tuyển đường sắt từ Đà Nẵng – Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước dài 550km. Giai đoạn đầu tư sau năm 2030 khi có điều kiện về nguồn vốn và phát sinh nhu cầu vận tải.
Cảng hàng không tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông. Vị trí, quy mô đầu tư cần tuân thủ và phù hợp với theo Quy hoạch quốc gia tại thời điểm thực hiện đầu tư. Về vị trí: dự kiến đặt tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, quy mô 4C (ICAO), đảm bảo công suất 01 triệu hành khách/năm, có bố trí quỹ đất dự phòng đế nâng công suất từ 03 – 05 triệu hành khách/năm.

Công trình giao thông khác
Bến xe: Phấn đấu mỗi huyện có ít nhất 01 bến xe khách. Quy hoạch đến năm 2030, trên địa bàn Tỉnh có 12 bến xe khách; 03 bến xe hàng và các bãi đỗ xe công cộng theo Quy hoạch chung đã được phê duyệt. Nghiên cứu vị trí, quy mô bến xe khách tỉnh mới tại thành phố Kon Tum hoặc vùng lân cận phù hợp kết nối với tuyến quốc lộ.
Hệ thống giao thông tĩnh: Thực hiện theo quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phòng KH-TC (HVP)
Số lượt xem:2072
0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: