Tuy nhiên, cũng có không ít công trình, dự án giao thông sau khi đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã xuất hiện hư hỏng tại một số hạng mục hoặc bộ phận công trình, gây bức xúc cho xã hội. Công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình của chủ đầu tư và các chủ thể tham gia xây dựng (Ban Quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, nhà thầu xây lắp) còn tồn tại hạn chế trong việc khảo sát, thiết kế, thẩm định, lựa chọn nhà thầu, thi công, nghiệm thu; các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình; năng lực một số chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công còn hạn chế dẫn đến chất lượng và hiệu quả sử dụng công trình xây dựng chưa cao.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 444/SGTVT-QLCLCTGT ngày 18/4/2018. Theo đó, đề nghị các chủ đầu tư chỉ đạo phòng, ban trực thuộc (nhất là Ban QLDA và phòng có chức năng về quản lý xây dựng) phổ biến cho đội ngũ làm công tác kỹ thuật quản lý dự án, công tác thẩm định, tăng cường nghiên cứu, nắm bắt quy định pháp luật về quản lý chất lượng, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nêu cao trách nhiệm, nhiệm vụ được giao, quán xuyến dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư, đưa dự án vào sử dụng, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về quản lý chất lượng, phát huy hiệu quả đầu tư; chỉ đạo Ban QLDA kiểm tra kỹ nội dung quy định trong hồ sơ mời thầu, kiểm tra công tác đánh giá hồ sơ dự thầu đảm bảo chặt chẽ, tuân thủ quy định, đặc biệt là các quy định trong tập chỉ dẫn kỹ thuật, chỉ tuyển chọn những nhà thầu khi đáp ứng được các điều kiện quy định; theo dõi giám sát chặt chẽ công tác khảo sát xây dựng theo các bước thiết kế (nếu có); tổ chức thẩm tra, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo quy định; xem xét từng trường hợp cụ thể để bổ sung hoặc giảm bớt khối lượng khảo sát; số liệu khảo sát đảm bảo chính xác, đủ để phục vụ cho việc lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp với địa hình, địa chất khu vực và an toàn cho công trình khi sử dụng; kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo kết quả khảo sát với hiện trường trước khi tổ chức nghiệm thu. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, thiết kế đảm bảo phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, định mức kinh tế - kỹ thuật và thời hạn thẩm định theo quy định.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần bố trí thời gian đi kiểm tra hiện trường công trình; xem xét, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên công trường, tạo điều kiện thuận tiện nhất để các bên thực hiện nhiệm vụ; yêu cầu Ban QLDA, TVGS tiến hành kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng tại công trường của nhà thầu thi công xây dựng (kiểm tra sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng, phòng thí nghiệm hiện trường); kiểm tra và giám sát chặt chẽ chất lượng vật tư, cấu kiện, sản phẩm và vật liệu xây dựng khi nhà thầu đưa vào xây lắp công trình; kiểm tra phương tiện, thiết bị thi công của nhà thầu so với hồ sơ dự thầu được duyệt; kiểm tra việc tổ chức thi công ở công trường, kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động từ trang bị bảo hộ lao động, niêm yết quy định về an toàn lao động tại công trường đến tổ chức tổ, đội sản xuất, nhà ở tạm, kho, xưởng, thiết bị phòng, chống cháy nổ, biện pháp đảm bảo vệ sinh, môi trường ...; yêu cầu Ban QLDA, các chủ thể tham gia xây dựng công trình tuân thủ nghiêm túc quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng, hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng tư vấn giám sát chất lượng, bảo đảm công trình xây dựng hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, an toàn và phát huy hiệu quả đầu tư.
Một số hình ảnh đi kiểm tra:
Kiểm tra hiện trạng công trình Đường vào hồ Toong Đam - Toong Zơ Ri do UBND huyện Kon Plông làm chủ đầu tư
Kiểm tra chất lượng thi công bệ đúc dầm cầu thuộc dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến tránh thủy điện Plei Krông trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Tân cảnh - Kon Tum do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư
Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông